HÀNH TRÌNH 3 NGÀY 2 ĐÊM TẠI LÝ SƠN- ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THỂ BỎ QUA 2019

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN ĐẢO LÝ SƠN

2019

 

Ngày 01: Hành trình Hà Nội-Chu Lai-Sa Kỳ-Lý Sơn và tham quan một phần Đảo Lớn

07h05  : Đoàn khởi hành từ Hà Nội đi Chu Lai

08h35  : Đến Chu Lai, Thăm Bãi tắm Rạng cạnh sân bay Chu Lai sau đó khởi hành đi Cảng Sa Kỳ.

10h30  : Đoàn dùng cơm trưa và khởi hành đi Lý Sơn chuyến 11h30.

12h40  : Xe đón đoàn tại Cảng Lý Sơn và nhận phòng Khách Sạn nghỉ ngơi.

15h00  : Đoàn tham quan nhà trưng bày Hải Đội Hoàng Sa Kiêm Quản Bắc Hải với những chứng tích lịch sử về chủ quyền Biển Đảo Hoàng Sa – Trường Sa, tìm hiểu cuộc sống và hành trình của Đội Hùng Binh năm xưa, ý nghĩa của Lễ Khao Lề Tế Lính Hoàng Sa

 

 

15h30  : Đoàn tiếp tục khám phá Khu di tích cấp quốc gia – thắng cảnh Chùa Hang, Tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa về văn hóa tâm linh của ngôi chùa đối với người dân trên Đảo.

Đoàn có thể tự túc tham gia tắm biển ngắm san hô tại đây.

 

16h30  : Đoàn tham quan thắng cảnh Hang Câu với vách núi dựng đứng, hình vòm, sừng sững với nhiều đường vân huyền ảo do kiến tạo của địa chất và hoạt động của núi lửa, nơi đây có bãi cát trắng dài và rộng cộng với nước biển trong xanh quả thật là một nơi giải trí lý tưởng và  biết thêm về tác dụng của địa điểm này đối với ngư dân khi vào mùa nước cạn.

Chùa Hang Lý Sơn
                                                                              

17h00  : Đoàn chinh phục Đỉnh Thới Lới, một trong 5 ngọn núi lửa lớn nhất trên Đảo Lý Sơn đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Một ngọn núi đặc biệt về hình dạng. Đồng thời viếng thăm Cột Cờ một biểu tượng chủ quyền Biển Đảo Lý Sơn

 

 

19h00  : Tự do thưởng thức các món Hải Sản và Đặc Sản Lý Sơn tại khu chợ Đêm ngay Cầu Cảng.

22h00  : Đoàn về lại Khách Sạn nghỉ ngơi.

Ngày 02: Tham quan Đảo Bé và khám phá các thắng cảnh còn lại trên Đảo Lớn

07h00  : Đoàn dùng điểm tâm sáng buffet tại khách sạn Mường Thanh

07h45  : Đoàn xuống tàu đi tham quan Đảo Bé – An Bình.

08h15  : Đoàn tham quan và chụp ảnh tại Bãi TrướcMum TàuHòn Đụn.

08h45  : Đoàn khám phá Làng Bích HọaBãi Tây – Khe Nước.

Những cảnh đẹp mê hồn tại đảo Lý Sơn
Những cảnh đẹp mê hồn tại đảo Lý Sơn

09h00  : Đoàn tiếp tục di chuyển đến Hang Bãi Sau tham quan, chụp ảnh và hòa mình vào làn nước trong xanh, du khách có thể tự túc tham gia dịch vụ tắm biển nơi đây.

Lặn biển ngắm vòm đá dung nham núi lửa triệu năm ở Lý Sơn Khám phá vòm đá dung nham núi lửa triệu năm cách mặt nước 6 m ở đảo Bé Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang trở thành tour lặn biển thú vị hấp dẫn đông đảo du khách.

11h00  : Đoàn về Đảo Lớn.

11h30  : Đoàn dùng cơm trưa và nghỉ ngơi.

16h00  : Đoàn viếng thăm Quan Âm Đài – Chùa Đục (Đỉnh Liêm Tự) nằm lừng chừng giữa vách núi Giếng Tiền dựng đứng, tìm hiểu về sự tích và sự hình thành ngôi chùa. Đồng Thời Du Khách chinh phục ngọn núi lửa Giếng Tiền và lắng nghe câu chuyện về Bàn Cờ Tiên. Khám phá Hòn Đụn và biết được cách người ngư dân Lý Sơn định hướng khi đi biển. Trên đỉnh núi Quý Khách ngắm nhìn những cánh đồng Tỏi, Hành, Biển và tiếng sóng rì rào dưới chân núi và tìm hiểu thêm kinh nghiệm canh tác Tỏi, Hành của người nông dân trên Đảo Lý Sơn.

17h00  : Đoàn khám phá địa danh Đường Bích Họa Ven Biển, Cổng tò Vò (Cổng Mặt Trời) có hình dạng vòm cung và được tạo thành từ nham thạch của núi lửa cách đây hàng triệu năm. Đây là một địa điểm lý tưởng để có những tấm ảnh ấn tượng lúc hoàng hôn với hình dáng độc đáo và là một tạo tác của thiên nhiên, chưa từng chịu tác động của con người.

 

18h00  : Đoàn tự do mua các đặc sản Lý Sơn về làm quà biếu, tặng người thân.

19h00  : Đoàn dùng cơm tối.

22h00  : Đoàn về lại Khách Sạn nghỉ ngơi.

Ngày 03: Hành trình trở lại Cảng Sa Kỳ – Quảng Ngãi

06h00  : Đoàn dùng điểm tâm sáng buffet

07h30  : Đoàn rời Lý Sơn trở lại cảng Sa Kỳ, xe ô tô 7 chỗ đón Đoàn và tiếp tục chương trình thăm quan các địa điểm du lịch trên đất liền.

08h15  : Khởi hành đi Tam Kỳ

09h50  : Đến Tam Kỳ, thăm Tượng đài Bà mẹ VN anh hùng, thăm Tháp Chăm Chiên Đàn, Thăm Địa  đạo Kỳ Anh,  Hồ Phú Ninh, bãi biển Tam Thanh.

12h00  : Ăn trưa tại Hồ Phú Ninh hoặc bãi biển Tam Thanh.

14h00  : Thăm Ghềnh đá Bàn Than cách Tam kỳ 40km (về phía Đà nẵng)

Đây là một điểm rất đẹp, hoang vu vì chỉ toàn dân phượt, hơn nữa thời gian của mình khá eo hẹp để cho một khách còn về Đà Nẵng.

Đoàn mình sẽ đổi hướng đi thăm bãi biển Tam Thanh, làng tranh Bích họa 3D Tam Thanh ở Trung Thanh, đi khoảng 500 m quay lại thôn Hạ Thanh 2, mình có thể thăm làng nghề làm nước mắm truyền thống, nổi tiếng ở đất Quảng Nam.

17h00  : Đoàn quay lại Tam kỳ ăn tạm mấy món đặc sản xong chia tay hành khách đi Đà Nẵng.

Khách bay chuyến 8h-9h. Đi từ Tam Kỳ dến Đà nẵng mất khoảng 1,5h

Đoàn quay trở lại khách sạn Mường Thanh nhận phòng, nghỉ ngơi

19h00  : Đi ăn tối tại Tam kỳ.

Ngày 04: Hành trình trở lại Chu Lai – Hà Nội

06h00: Đoàn dùng điểm tâm sáng buffet

07h00: Xe đón đoàn về Chu Lai 

09h20: Đoàn khởi hành về Hà Nội – Kết thúc Tour Lý Sơn 4 ngày 3 đêm.

 

Khoảng cách giữa các điểm thăm quan

Khoảng cách từ Sân bay Chu lai đến Cảng Sa kỳ:     46,8km(1h11’)

Đến Quảng ngãi:     43,9km ( 57’)

Đến Tam Kỳ:         32,3km ( 39’)

Khoảng cách từ Cảng Sa Kỳ đến Tam Kỳ:                91,2km(1h35’)

Đến Quảng ngãi:           41km(1h8’)

Khoảng cách từ Quảng ngãi đến Đà nẵng:                 150km(2h31’)

Khoảng cách từ Tam Kỳ đến Đà nẵng:                      83,1km(1h21’)

Đến Hồ Phú Ninh:              7km

Đến địa đạo Kỳ Anh:          8,3km

Đến Tháp Chăm Chiên Đàn:           7,7km

Đến làng bích họa Tam Thanh        10,9km(16’)

CÁC VIỆC CẦN ĐẶT TRƯỚC:

Xe du lịch đi lại trên Đảo suốt hành trình: Đã có điểm thuê xe ô tô 7 chỗ, 800k/1 ngày

  1. Vé tàu cao tốc, siêu tốc Cảng Lý Sơn <-> Cảng Sa Kỳ (khứ hồi): Đã đặt vé ra đảo, vé về mua sau
  2. Vé cano và xe điện: di chuyển trên Đảo Bé  (khứ hồi): Chưa đặt, có thể thuê xe ô tô
  3. Vé tham quan các điểm du lịch: mua tại chỗ
  4. Hướng dẫn viên bản địa: Kinh nghiệm, nhiệt tình, vui vẻ, hỗ trợ du khách nhiệt tình suốt hành trình và tư vấn mua đặc sản Lý Sơn chính gốc theo yêu cầu. Có cần thuê không? 500K/1 ngày
  5. Khách Sạn Mường Thanh – Thiên Ấn Reverside: tiện nghi, view đẹp, gần ngay trung tâm. Thuận lợi tản bộ và khám phá lúc về đêm. Phòng từ 2 người/phòng và 3 người/phòng: Đã đặt
  6. Ăn uống: 06 bữa ăn chính (3 trưa, 3 tối) 03 bữa sáng ăn tại khách sạn

 

CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH:

Ghềnh Bàn Than nằm ở xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Bàn là mặt bàn, còn than là than củi, đen như than. Gọi như vậy bởi lẽ những núi đá ven bờ biển được gió, được nước của tự nhiên bào mòn thành những hình khối kì dị, có chỗ phẳng như mặt bàn, xếp chồng lên nhau, có chỗ thì gồ ghề đen xì xì.

Đi từ Cảng Sa Kỳ đến Tam Kỳ rẽ trái đến bến đỗ xe buýt cuối cùng, ở cổng vào xã Tam Quang. Từ đây, đi bộ thẳng vào trong xã xong đến ngã ba thì rẽ phải và đi thẳng tuột, sẽ đến bến phà để sang xã Tam Hải. Lúc đi sang đảo thì không mất tiền nhưng lúc về thì phải mua vé phá, giá 2.000 đồng/người. Đi phà qua sông chắc hết độ 5-10 phút thôi và cảnh thì cũng hữu tình lắm.

 Bến phà Tam Hải – Bàn Than

Từ bến phà ra đến Bàn Than khoảng 6-7km. Thực tế là ở đây các dịch vụ chưa phát triển, nên việc đi lại trên đảo đều nhờ người dân địa phương.

Ghềnh Bàn Than quá đẹp đủ để xoá tan mọi mệt mỏi.

SƠ LƯỢT ĐẢO LÝ SƠN 2019

Dân gian gọi Lý Sơn là cù lao Ré, loại cây họ gừng và vì nơi đây có nhiều núi nhỏ. Lý Sơn là đọc trệch từ Ré Sơn của địa phương. Từ đảo Bé nhìn về đảo Lớn, Lý Sơn như cặp cá heo khổng lồ bên nhau.

Huyền tích kể rằng ngày xưa vùng biển này đẹp như thượng giới. Trong một lần hạ giới ngao du, có tiên nữ phải lòng một cư dân của xứ Thủy Tề và lỡ có con. Mấy lần hết hạn, nàng đều lưỡng lự vì không thể về trời một mình. Lần cuối nàng mang theo con cầu khẩn, áp sát mặt chồng và thưa Ngọc Hoàng không thể rời bỏ chồng con, dù phải chết, đành nhận tội bất hiếu. Ngọc Hoàng giận dữ, biến cả nhà thành đá. Những khối đá lớn dần theo năm tháng như mối tình thủy chung son sắt, dẫu chết cũng không thể chia lìa

.

 


Tắm biển với đá macma hàng triệu năm
có tác dụng hoạt khí, kích thích hệ thần kinh, dưỡng da và tăng đề kháng khớp. Buổi trưa, những hồ nhỏ ở bãi trứng nước ấm như suối nóng. Ban ngày bạn có thể đi thuyền thúng, lặn ngắm san hô với thiết bị đơn giản. Vào buổi tối, câu cá, câu mực hay nằm nghe gió hát.
Đảo Lớn
không có bãi tắm, còn đảo Bé có khá nhiều. Các bãi Hang, Dừa, Tây, Đụng, Sép, Trứng… nhỏ xinh với cát trắng mịn, nước xanh trong như pha lê, trộn đá. Loại đá macma đen, khi trên bờ sắc lẹm, lúc dưới nước nhẵn thín vì sóng bào, rêu không bám nổi chưa nói đến hào hay ốc.

Nếu còn trẻ khỏe tinh thần và thể chất, bạn có thể trekking một vòng ôm đảo chừng 4 km theo lối mòn xào xạc lá khô và cỏ dại hay luồn lách giữa đám dứa rừng hoặc lễ phép cúi đầu trong các “lâm đạo”. Bạn hãy trải nghiệm các cung đường ven biển, trên cát, san hô vụn hay lổm ngổm đá hoặc lội nước bì bõm… để thử “chân cứng đá mềm”.

Tuy nhiên, bạn nhớ đi giày, tối kỵ mặc váy ngắn, nhất là mấy bạn trẻ, bởi cỏ gai, dứa dại rất thích ghẹo đùi các cô. Tha hồ ngắm cảnh, bạn cũng thỏa thích sưu tập dược liệu và selfie thả ga rồi nhảy xuống biển. Nước mát lạnh như da con gái dậy thì, xua tan mệt nhọc, lau sạch bụi bẩn đường xa. “Sướng không thể tả và đã không thể tưởng”.

Đến đảo Bé, nhiều người hỏi thăm nhà anh Bùi Văn Huệ với đàn chó kéo xe lăn độc đáo. Là thợ lặn trứ danh, sau tai nạn nghề nghiệp, bị liệt hai chân, chính đàn chó đã cùng anh vượt qua nghịch cảnh. Có nhà hảo tâm, tặng anh chiếc xe 3 bánh, vừa đi lại, vừa chở khách tham quan. Đàn chó và chiếc xe lăn vẫn còn, nhưng chỉ chạy cho vui để nhớ về một thời gian khó.

Sân bay Chu Lai và thành phố Quảng Ngãi đều chưa có xe buýt đi Sa Kỳ. Chỉ có taxi hoặc “grap car” tự thỏa thuận giá. Từ cảng Sa Kỳ, mỗi ngày có hàng chục chuyến cao tốc ra vào Lý Sơn, chạy chỉ mất nửa giờ. Tàu Super Đông chạy êm, có wifi miễn phí, mỗi hàng ghế đều có ổ cắm điện để sạc pin điện thoại hay máy tính. Cảng tàu có niêm yết giá, giờ chạy, lượng khách; có chế độ miễn giảm cho người già, trẻ em và dân đảo. Giá vé cho du khách từ 120.000-170.000 đồng mỗi người, tùy chất lượng tàu. Có điều, 2 đầu cảng vẫn lộn xộn không đáng có.

Đảo Bé Lý Sơn
Đảo Bé Lý Sơn
Từ đảo Lớn qua đảo Bé có hàng chục cano, mỗi chuyến từ 25-35 người, giá vé 40.000 đồng. Muốn rẻ, du khách chờ đủ người, muốn nhanh và tiện thì bao nguyên chiếc, giá cả rất mềm.

 

Xe điện là phương tiện di chuyển chủ yếu của khách tham quan đảo Bé. Ảnh: Nguyễn Khoa Nam.

Trên đảo Bé, có xe điện nhưng khách đông một chút là lộn xộn. Quan trọng nhất là du khách nên đặt chỗ ngủ trước, không đi đại, tới nơi mới nháo nhào tìm phòng. Tốt nhất là có kế hoạch từ xa và đăng ký dịch vụ sớm để giữ chỗ.

Ra Lý Sơn vào các dịp tết, lễ thì còn khổ hơn gặp bão. Mùa gió chướng vào tháng 10-11 cũng rất khó đi Lý Sơn và ngược lại. Đi đảo Bé, gặp ngày mù sương là ca nô nghỉ.

ĐẾN TAM KỲ

Đây là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, có những bãi biển trải dài tài tít tắp, với nhiều làng nghề truyền thống, những món ăn vừa ngon vừa rẻ cùng ngôi làng bích hoạ đầu tiên tại Việt Nam. Thành phố nằm ngay trên quốc lộ 1A , cùng tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua nên rất thuận lợi cho việc đi lại.

Tam Kỳ cách Đà Nẵng chỉ khoảng 70 km, đi xe trên quốc lộ 1A hết khoảng một tiếng 40 phút. Nếu đi xe khách thì hết 75.000 – 80.000 đồng, mình hay đi các nhà xe như Đất Quảng, Bảo Quyên. Nếu rủng rỉnh thì có thể bắt taxi từ Đà Nẵng đi Tam Kỳ, khoảng 800.000 đồng một chuyến xe 7 chỗ.

Nếu đang ở Hội An, bạn nên chọn con đường qua cầu Cửa Đại. Đường này rất mới và rút ngắn thời gian đi lại giữa hai thành phố Tam Kỳ và Hội An. Đoạn đường dài khoảng 40 km và đi chỉ mất 50 phút vì đường vừa vắng vừa đẹp, thỉnh thoảng có thể dừng lại chụp ảnh vì cảnh bên đường hoang sơ và đẹp.

Tiện hơn nữa thì có thể bay thẳng đến sân bay Chu Lai của Tam Kỳ, ngày nào cũng có các chuyến bay của Vietnam Airlines và Vietjet Air. Sân bay này nằm ở khu kinh tế mở Chu Lai và cách trung tâm thành phố khoảng 35 km. Các hãng máy bay đều có xe bus đưa đón khách từ Chu Lai về Tam Kỳ.

Bãi biển Tam Thanh

Bãi biển nằm ở xã Tam Thanh khá sạch và đẹp. Cát ở đây dù không trắng như bãi sao ở Phú Quốc nhưng cũng khá mịn, hạt cát nhỏ nên đi không bị rát chân. Sóng cũng nhẹ nhàng, nước trong, nói chung tắm rất thích. Mình còn thích bãi biển này ở một điểm là quanh đây có rất nhiều những thùng rác nhỏ để mọi người có chỗ bỏ rác, không xả rác lung tung ra bãi biển.

Để có một bộ ảnh ưng ý ở biển Tam Thanh, bạn nên dậy sớm để đón những tia nắng đầu tiên, khi nền trời nhuộm một màu đỏ thắm. Chiếc thuyền thúng, thuyền câu sẽ là những đạo cụ lý tưởng. Ngoài ra những thảm hoa muống biển tím ngắt cũng sẽ làm cho bức ảnh biển thêm sắc màu hơn. Nếu đi đông, bạn chụp ảnh có thể trèo lên những đài quan sát để chụp úp xuống sẽ thu được hết tạo hình của nhóm.

Ăn uống tại Tam Thanh

Ngay sát bãi biển Tam Thanh có một dãy nhà hàng do người dân địa phương mở. Những món đặc sản chủ yếu gồm rau muống biển xào tỏi (rau muống được trồng trên cát nên ăn giòn và ngon hơn rau muống thường), cá mú hấp, mực trứng chiên mắm, sò điệp nướng mỡ hành. Giá cả khá bình dân. Mình đi 2 người, gọi sò điệp, mực trứng, ngao hấp và rau muống xào, 2 lon bia, ăn no nê, hết 365.000 đồng.

Ngoài ra Tam Thanh có một món đặc sản là gỏi cá trích. Gỏi cá trích Tam Thanh là món ăn bình dân nhưng được chế biến rất kỳ công. Nguyên liệu chính để chế biến là cá trích – loại cá biển tươi ngon mà cư dân Tam Thanh đánh bắt được rất nhiều từ tháng 4 Âm lịch trở đi. Cá tươi được thái lát thật mỏng và được làm chín bằng nước cốt chanh sau đó được thêm gia vị như tiêu, muối, đường, ớt và đặc biệt là bột gạo.

Gỏi cá trích Tam Thanh đặc biệt không những ở mùi thơm của bột gạo mà còn ở vị ngọt giòn của rau muống biển và lá cách – một loại lá mọc ven sông Trường Giang, có vị chua nhẹ và thơm. Mùi thơm ngọt của nước mắm quyện trong vị ngọt mềm của cá, vị chua của lá cách và cái giòn của rau muống. Tất cả tạo nên hương vị riêng độc đáo của gỏi cá trích Tam Thanh! Nếu bạn muốn ăn thì phải báo nhà hàng từ hôm trước để họ chuẩn bị.

Đến làng bích họa

Từ bãi tắm Tam Thanh, đi khoảng 5 phút xe máy là tới thôn Trung Thanh, có làng bích hoạ đầu tiên ở Việt Nam. Ngôi làng này vừa mới được vẽ vào tháng 6 trong dự án của Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) và Chương trình Định cư Con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) thực hiện. Có khoảng 70 bức bích họa đủ màu sắc do 5 nghệ sĩ Hàn Quốc cùng đội tình nguyện viên thực hiện trong vòng 3 tuần.

Thôn Trung Thanh là một làng chài lớn, đa số người dân sống bằng nghề đi biển. Hàng sáng, người dân đi đánh bắt cá bằng những con thuyền lớn, hoặc thỉnh thoảng ra biển bằng thuyền thúng vào buổi chiều, bắt vài con mực, con cá cho bữa cơm gia đình. Cũng giống như bãi biển Tam Thanh, biển ở đây cũng rất sạch và đẹp. Đến đây các bạn vừa có thể tắm biển, hoặc có thể nói chuyện với ngư dân để nghe những câu chuyện đời, chuyện biển để hiểu thêm con người nơi đây.

Tham quan xung quanh

Khi đã ở Trung Thanh, đi khoảng 500 m quay lai thôn Hạ Thanh 2, bạn có thể thăm làng nghề làm nước mắm truyền thống. Có hai cơ sở nước mắm ngay trên đường mà bạn có thể vào thăm đó là Thanh Loan và Ngọc Lan. Cô Loan và cô Lan chủ ở đây rất xởi lởi, sẽ giới thiệu cho khách về lịch sử làng nghề này, câu chuyện làm nước mắm ở đây. Bạn sẽ biết tại sao nước mắm Tam Thanh đặc biệt và thơm ngon.

Tất cả mắm đều được làm bằng cá cơm, được ủ trong một năm, và làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Mắm là mắm cốt, không có chất bảo quản nên mặn hơn nước mắm công nghiệp mình hay ăn ở nhà, và cũng thơm hơn nhiều. Mắm loại 1 là 60.000 đồng một chai một lít.

Đã đến Tam Kỳ, bạn cũng nên ghé thăm Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở đây. Tượng đài này được lấy nguyên mẫu từ mẹ Nguyễn Thị Thứ (xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Mẹ Thứ có 9 con trai, một con rể và hai cháu ngoại hy sinh trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp và Mỹ. Những dòng thác từ bức tượng lớn như những dòng lệ tuôn rơi của mẹ khi cả 9 người con lần lượt ra đi. Tượng đài này ghi lại sự biết ơn sâu sắc của người dân Quảng Nam trước sự hy sinh vì Tổ quốc của những người mẹ Việt Nam anh hùng. Tượng đài này cách bãi biển Tam Thanh khoảng 3 km.

Địa đạo Kỳ Anh thuộc thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Địa đạo được xây dựng trong 2 năm từ 1965 đến 1967 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, dài 32 km. Nay nhiều phần đã được lấp đi, vì nằm dưới rất nhiều ngôi nhà trong xã. Nhưng nếu muốn khám phá và trải nghiệm cảm giác ở dưới địa đạo, giờ vẫn còn hơn 100 m để bạn tập làm bộ đội dưới lòng đất.

Từ địa đạo Kỳ Anh, hãy đi bộ thêm vài bước nữa để qua thăm cụ Lê Thị Hiên, một nhân chứng sống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của người dân Quảng Nam. Cụ nay đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn nhớ và hát được nhiều bài vè, nghe rất lạ và vui tai.

Làng nghề dệt chiếu cói Thạch Tân cũng nằm gần địa đạo Kỳ Anh. Bạn đến đây có thể tìm hiểu về công đoạn làm chiếu của người dân địa phương, rồi mua đồ lưu niệm làm từ cói như mũ, làn, hay những chiếc hộp nhỏ cực xinh.

Quay lại thành phố Tam Kỳ, bạn có thể thăm quan Văn thánh Khổng Miếu, một phần quần thể kiến trúc lịch sử văn hóa nghệ thuật độc đáo. Văn Thánh – Khổng Miếu nằm bên cạnh đường Phan Bội Châu, với quần thể di tích bao gồm chánh điện, hậu điện, tháp chuông, tháp trống, hai dãy nhà cầu, nhà cổ dân gian Quảng Nam, cầu bắc qua hồ sen và cổng Tam quan. Đây là nơi thờ đức Khổng Tử và tổ chức huấn học về tư tưởng Nho giáo.

Món ngon Tam Kỳ

Đã đến Tam Kỳ rồi thì đừng quên thưởng thức món cơm gà bà Luận (707 Phan Chu Trinh). Mình thích cơm gà Tam Kỳ hơn cả cơm gà Hội An vì cơm ăn rất ngậy và không bị khô. Món cơm gà xé phay trộn với tiêu và hành tây thơm nức mũi, rau răm đậm, cay rất riêng của miền xứ Quảng. Giá thì tuỳ thuộc vào bạn ăn nhiều hay ít, nhưng vẫn khá mềm ,dao động trong khoảng 50.000 – 120.000 đồng một người.

Mì Quảng, món ăn đặc sắc của vùng Quảng Nam, với thịt gà dai giòn hay vị thanh của tôm, mùi thơm nồng của rau, vị béo ngậy của thịt của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng .. đã trở thành món ăn tinh túy của những người con xứ Quảng. Mì Quảng được bán khá rộng rãi ở Tam Kỳ với giá 15.000 đến 25.000 đồng tuỳ thuộc bạn ăn nhiều thịt hay ít. Một số quán mì khá ngon như mì bà Dậu, ở trên Trường Xuân, mì Quảng Giao Thuỷ 7 ở 99 Tôn Đức Thắng.

Nem nướng (miền Bắc hay gọi là nem lụi) rất nổi tiếng ở Quảng Nam. Cũng là nem được nướng từng chiếc trên đũa, cuốn kèm với rau nhưng món nem Tam Kỳ đặc biệt hơn so với khi mình ăn ở Hà Nội. Nem cuốn kèm với bánh tráng chiên giòn và nước chấm có thêm rất nhiều lạc giã. Ăn cuốn nem mềm, nóng, giòn rụm cùng rau xanh và chút ớt xanh, chấm cùng mắm lạc thì không dừng được. Giá khoảng 12-13 cái là 75.000 đồng (đã có 2 lon nước ngọt). Địa chỉ nem nướng ngon là nem Ngọc, 19 Tôn Đức Thắng hay nem nướng Phú Nguyên, số 600 đường Phan Chu Trinh, phường An Sơn.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Hotline: 0976575442 – 0934299494 Mr. Nguyên

Email  : qh.tranhongnguyen@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0976.575.442
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon